Tin tức>Tin từ MyTV>Top 25 phim Việt Nam cũ về làng quê HAY VÀ HOÀI NIỆM NHẤT!>
TIN TỨC KHUYẾN MÃI
Tin mới nhất

Top 25 phim Việt Nam cũ về làng quê HAY VÀ HOÀI NIỆM NHẤT!

Những bộ phim Việt Nam cũ về làng quê đối với khán giả Việt không chỉ đặc sắc mà còn mang nhiều ý nghĩa thời đại và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp 25 bộ phim chủ đề làng quê được chọn lọc kỹ lưỡng muốn giới thiệu đến bạn.

1. Phim bộ Việt Nam cũ về làng quê

Đối với nhiều gia đình Việt, cứ vào một khung giờ cố định trong ngày, cả nhà sẽ cùng quây quần chờ đến giờ chiếu bộ phim yêu thích. Chính vì vậy, đã có rất nhiều phim bộ Việt Nam về làng quê cũ ra đời xoay quanh những chủ đề hấp dẫn.

1.1. Bão qua làng (2014)

Tên phim Bão qua làng
Năm phát hành 2014
Thể loại Chính luận, Tâm lý
Thời lượng 30 tập, mỗi tập 45 phút
Đạo diễn NSƯT Trần Quốc Trọng, Lê Mạnh
Diễn viên NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Trần Hạnh, NSƯT Công Lý, Quang Thắng, NSƯT Hán Văn Tình, Phú Đôn

“Bão qua làng” xoay quanh cuộc sống vợ chồng Lận (NSƯT Công Lý) ở làng Đợi, nơi họ có một trang trại trồng hoa và chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng nông thôn mới. Hai vợ chồng Lận phải loay hoay tìm cách cứu vãn tình hình nhưng mọi tiếng nói của họ đều quá nhỏ bé trong không khí sục sôi của cuộc bầu cử trưởng thôn đang tới gần.

“Bão qua làng” là phim cũ Việt Nam về đề tài nông thôn đổi mới, những sự kiện mang tính thời sự trong phim đã phản ánh bức xúc của người nông dân trong giai đoạn đó. Phim cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khán giả và được đề cử hạng mục “Phim truyền hình ấn tượng” của giải thưởng “Ấn tượng VTV” năm 2015.

“Bão qua làng” bộ phim cuốn hút khán giả bằng những nội dung về cuộc sống nông thôn bình dị

“Bão qua làng” bộ phim cuốn hút khán giả bằng những nội dung về cuộc sống nông thôn bình dị

Trailer: Trailer Bao qua lang

1.2. Làng ma 10 năm sau (2013)

Tên phim Làng ma 10 năm sau
Năm phát hành 2013
Thể loại Chính kịch
Thời lượng 33 tập, mỗi tập 45 phút
Đạo diễn NSND Nguyễn Hữu Phần
Diễn viên Phùng Hoàng Cường, Trần Anh Tuấn, NSƯT Trần Hạnh, NSƯT Kim Oanh, NSƯT Trung Hiếu

“Làng ma 10 năm sau” lấy bối cảnh làng Bâm Dương đang trong sự chuyển mình về kinh tế. Sau 10 năm, Ất (Phùng Hoàng Cường) trở về quê với mục đích khôi phục dòng họ Phạm, một họ có tiếng tăm lẫy lừng khi xưa. Thời điểm này cũng là giai đoạn, người làng Bâm Dương cùng nhau hợp tác mở ra nhưng công ty sản xuất nông sản theo sau đó là những toan tính riêng cùng khát vọng làm giàu trên quê hương.

Bộ phim phản ánh giai đoạn nông thôn 10 năm sau thời bao cấp, những người nông dân nuôi giấc mộng đổi đời bằng mọi giá khiến những giá trị về đạo đức, luân lý xã hội có dấu hiệu bị lung lay. Cảnh làng quê vốn yên bình bỗng bị đảo lộn bởi các dự án kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và sự thoái hóa, biến chất của bộ máy chính quyền.

“Làng ma 10 năm sau” nói lên những bất cập trên hành trình phát triển tại những vùng nông thôn

“Làng ma 10 năm sau” nói lên những bất cập trên hành trình phát triển tại những vùng nông thôn

Trailer: Đang cập nhật

1.3. Bí thư Tỉnh ủy (2010)

Tên phim Bí thư Tỉnh ủy
Năm phát hành 2010
Thể loại Chính luận
Thời lượng 50 tập, mỗi tập 45 phút
Đạo diễn NSƯT Trần Quốc Trọng, Trần Trọng Khôi
Diễn viên Lê Dũng Nhi, NSND Minh Châu, NSƯT Mai Hoa, NSƯT Đức Trung, NSƯT Lan Hương, Mậu Hòa
Điểm IMDb/Giải thưởng Giải Cánh diều vàng 2010, Giải thưởng Tạp chí Truyền hình VTV cho biên kịch xuất sắc, nam diễn viên truyền hình, phim truyền hình

“Bí thư Tỉnh ủy” kể về cuộc đời cố bí thư Kim Ngọc (Lê Dũng Nhi), bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ cũng là người khởi xướng phong trào “khoán mười” những năm 1960 thế kỷ 20. Thời điểm đó, cả ở miền Bắc Việt Nam vừa chiến tranh, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vô cùng khó khăn, lại thêm cơ chế quan liêu bao cấp khiến người dân làm không đủ ăn. Chính sách giao khoán ruộng đất cho các hộ nông dân đã đưa nông nghiệp nước ta vào một thời kỳ phát triển bứt phá.

“Bí thư tỉnh ủy” lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật trong lịch sử phát triển của dân tộc

“Bí thư tỉnh ủy” lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật trong lịch sử phát triển của dân tộc

Trailer: Đang cập nhật

1.4. Gió làng Kình (2008)

Tên phim Gió làng Kình
Năm phát hành 2008
Thể loại Phim truyền hình, Nông thôn
Thời lượng 25 tập, mỗi tập 45 - 50 phút
Đạo diễn NSND Nguyễn Hữu Phần, Bùi Thọ Thịnh
Diễn viên NSND Bùi Bài Bình, Hồng Sơn, NSND Công Lý, Thu Hà, NSƯT Hoàng Hải
Điểm IMDb/Giải thưởng Cánh diều bạc, giải vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 28

“Gió làng Kình” xoay quanh những câu chuyện tại làng Kình, một làng nhỏ vùng châu thổ sông Hồng. Bằng thế lực dòng họ và sử dụng nhiều thủ đoạn để thắng cử, Phạm Khuyến (NSND Bùi Bài Bình) một phó chủ nhiệm hợp tác xã bị mất chức vì tham ô lại được lên làm trưởng thôn và nắm nhiều quyền hạn. Sau đó, Khuyến đã ra chính sách vận động người dân chia lại ruộng đất và cùng những người họ hàng, cán bộ không liêm chính gây ra bao sóng gió cho ngôi làng.

“Gió làng Kình” như một lăng kính thu nhỏ phản ánh những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống nông thôn thời kỳ đổi mới

“Gió làng Kình” như một lăng kính thu nhỏ phản ánh những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống nông thôn thời kỳ đổi mới

Trailer: Đang cập nhật

1.5. Ma làng (2007)

Tên phim Ma làng
Năm phát hành 2007
Thể loại Lịch sử, nông thôn
Thời lượng 19 tập, mỗi tập 52 phút
Đạo diễn NSND Nguyễn Hữu Phần, Hoàng Lâm
Diễn viên NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Kim Oanh, NSND Trung Hiếu, Phùng Cường, Dịu Hương
Điểm IMDb/Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc và Cánh diều bạc năm 2007

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trịnh Thanh Phong, “Ma làng” lấy bối cảnh một vùng quê nghèo miền Bắc những năm 1980. Phạm Tòng (NSND Bùi Bài Bình) từ một thư ký đã được cất nhắc lên vị trí chủ tịch xã, đi đôi với đó là những trách nhiệm ngầm, phải làm tay chân và chia chác quyền lợi với những người đã nâng đỡ mình.

Dưới vỏ bọc của một cán bộ cần mẫn, Phạm Tòng với những quyết định của mình đã khiến dân làng vừa căm ghét vừa lo sợ. Bộ phim cũng phản ánh cơ chế quan liêu bao cấp lạc hậu và những vấn đề trong đạo đức của tầng lớp lãnh đạo tại địa phương.

“Ma làng” là một bộ phim cũ về đề tài nông thôn Việt Nam được đánh giá cao và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay

“Ma làng” là một bộ phim cũ về đề tài nông thôn Việt Nam được đánh giá cao và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay

Trailer: Đang cập nhật

1.6. Miền đất phúc (2005)

Tên phim Miền đất phúc
Năm phát hành 2005
Thể loại Tình cảm, Tâm lý xã hội
Thời lượng 53 tập, 45 phút một tập
Đạo diễn Đinh Đức Liêm
Diễn viên Lương Thế Thành, Võ Thanh Hòa, Nguyệt Ánh, NSND Ngọc Giàu, Thanh Phương
Điểm IMDb/Giải thưởng n/a

“Miền đất phúc” xoay quanh Phúc (Lương Thế Thành) và Lợi (Thanh Phương), hai người đều sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm gốm tại Bình Dương. Sau này, cuộc sống khó khăn hơn và Lợi đã rời quê đi tìm con đường lập nghiệp khác. Phúc vẫn ở lại, kiên trì phát triển nghề gốm gia truyền bằng niềm đam mê và yêu thích. Bằng sự nỗ lực và cố gắng, Phúc đã từng bước phát triển nghề truyền thống và xây dựng được thương hiệu của riêng mình.

“Miền đất phúc” là phim nông thôn Việt Nam cũ kể về hành trình xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất quê hương của thế hệ trước

“Miền đất phúc” là phim nông thôn Việt Nam cũ kể về hành trình xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất quê hương của thế hệ trước

Trailer: Đang cập nhật

1.7. Hương phù sa (2005)

Tên phim Hương phù sa
Năm phát hành 2005
Thể loại Tình cảm, Tâm lý xã hội
Thời lượng 29 tập, mỗi tập 45 phút
Đạo diễn Võ Tấn Bình
Diễn viên Tăng Thanh Hà, Kim Hiền, Trương Minh Quốc Thái, Thành Đạt, Lý Thanh Thảo, Huỳnh Anh Tuấn
Điểm IMDb/Giải thưởng Giải Mai Vàng hạng mục Nam diễn viên truyền hình 2006 và giải HTV Awards hạng mục Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất 2007

“Hương phù sa” xoay quanh một gia đình truyền thống làm nghề đóng ghe xuồng miền Tây. Hoàng (Huỳnh Anh Tuấn) tuy là con trai trong nhà nhưng lại không muốn nối nghiệp và đã lên Sài Gòn làm ăn. Người cha do vấn đề sức khỏe nên không thể tiếp tục làm việc nên Út Nhỏ (Tăng Thanh Hà), em gái Hoàng đã phải thay cha làm việc và vực dậy xưởng tàu đang trên đà suy sụp của gia đình. Thế nhưng, Hoàng vì khởi nghiệp thất bại trên thành phố mà muốn bán cơ nghiệp ở quê mà em gái mình đã gánh vác suốt bấy lâu để lập nghiệp lại từ đầu.

“Hương phù sa” là bộ phim kinh điển để lại nhiều ấn tượng cho khán giả về đời sống chân thực của người dân vùng sông nước miền Tây

“Hương phù sa” là bộ phim kinh điển để lại nhiều ấn tượng cho khán giả về đời sống chân thực của người dân vùng sông nước miền Tây

Trailer: Đang cập nhật

1.8. Đất và người (2002)

Tên phim Đất và người
Năm phát hành 2002
Thể loại Tâm lý xã hội, Chính kịch
Thời lượng 24 tập, 45 phút tập
Đạo diễn NSND Nguyễn Hữu Phần, NSND Phạm Thanh Phong
Diễn viên NSƯT Duy Hậu, NSƯT Hán Văn Tình, Phát Triệu, Duy Thanh, Hà Văn Trọng, Minh Phương
Điểm IMDb/Giải thưởng n/a

Được chuyển thể từ tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, “Đất và người” xoay quanh những mâu thuẫn của hai dòng họ Trịnh - Vũ tại ngôi làng Giếng Chùa thời bao cấp. Bộ phim phản ánh những con người gia trưởng, phong kiến và những thói nịnh bợ, luồn cúi đầy mưu mô toan tính xung quanh việc tranh đấu giữa các thế lực.

“Đất và người” được nhận xét là một trong những bộ phim chủ đề nông thôn cũ hay nhất màn ảnh Việt Nam

“Đất và người” được nhận xét là một trong những bộ phim chủ đề nông thôn cũ hay nhất màn ảnh Việt Nam

Trailer: Đang cập nhật

1.9. Sóng ở đáy sông (2000)

Tên phim Sóng ở đáy sông
Năm phát hành 2000
Thể loại Tâm lý xã hội, Gia đình
Thời lượng 10 tập, mỗi tập 83 phút
Đạo diễn NSƯT Lê Đức Tiến
Diễn viên NSƯT Xuân Bắc, Mạnh Quân, Phạm Minh Nguyệt, NSƯT Duy Hậu, NSƯT Kim Oanh
Điểm IMDb/Giải thưởng 9,2/10

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của của nhà văn Lê Lựu, “Sóng ở đáy sông” xoay quanh cuộc đời Núi (NSƯT Xuân Bắc) - con của vợ lẽ và luôn bị bố của mình ông Đại (NSƯT Duy Hậu) xua đuổi, phân biệt đối xử. Khi chiến tranh nổ ra, Núi cùng hai em là Sông (Mạnh Quân) và Biển (Phạm Minh Nguyệt) được gửi về quê ngoại.

Sau nhiều chuyện xảy ra, từ một chàng trai hiền lành, Núi đã đi vào con đường trộm cắp, tù tội. Vào lúc tưởng rằng không thể quay lại đời lương thiện, chính tình yêu đã giúp Núi bắt đầu lại từ đầu.

“Sóng ở đáy sông” là bộ phim đã lấy đi bao nước mắt và sự đồng cảm của tác giả về cuộc đời sóng gió của nhân vật Núi

“Sóng ở đáy sông” là bộ phim đã lấy đi bao nước mắt và sự đồng cảm của tác giả về cuộc đời sóng gió của nhân vật Núi

Trailer: Đang cập nhật

1.10. Người thổi tù và hàng tổng (1999)

Tên phim Người thổi tù và hàng tổng
Năm phát hành 1999
Thể loại Tâm lý xã hội, Hài hước
Thời lượng 5 tập, mỗi tập 80 phút
Đạo diễn Phi Tiến Sơn
Diễn viên Quốc Tuấn, Khánh Huyền, Hán Văn Tình, Văn Hiệp, Duy Hậu

“Người thổi tù và hàng tổng” xoay quanh Kiên (Quốc Tuấn) anh nông dân chất phác, lạc quan vốn chẳng quan tâm tới cuộc bầu cử trưởng thôn. Vậy mà, anh lại được bà con bầu vào vị trí đó khi tuổi đời còn trẻ và không hề có kinh nghiệm lãnh đạo. Với đức tính khiêm nhường và sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc của thôn, anh rất được bà con yêu quý nhưng lại vấp phải sự khó chịu của vợ khi bị coi là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Bộ phim Việt Nam cũ về nông thôn này gây ấn tượng với khán giả bởi những tình huống hài hước và nét diễn tự nhiên của Quốc Tuấn. Những khó khăn trong việc quản lý và xây dựng làm xóm là nguồn gốc của những câu chuyện bi hài đem đến tiếng cười cho khán giả.

“Người thổi tù và hàng tổng” là bộ phim về nông thôn Việt Nam màu sắc tươi vui đem đến tiếng cười cho khán giả trong dịp Tết Nguyên Đán năm 1999

“Người thổi tù và hàng tổng” là bộ phim về nông thôn Việt Nam màu sắc tươi vui đem đến tiếng cười cho khán giả trong dịp Tết Nguyên Đán năm 1999

Trailer: Đang cập nhật

1.11. Đồng quê xào xạc (1999)

Tên phim Đồng quê xào xạc
Năm phát hành 1999
Thể loại Tâm lý tình cảm
Thời lượng 4 tập, mỗi tập 95 phút
Đạo diễn Tất Bình
Diễn viên NSND Công Lý, NSND Trung Hiếu, Quốc Tuấn, Trang Nhung
Điểm IMDb/Giải thưởng n/a

Được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Vũ Đảm, bộ phim “Đồng quê xào xạc” xoay quanh cuộc sống của những thanh niên nông thôn miền Bắc. Những thước phim hoài cổ đã đưa người khán giả quay trở về với tuổi thơ của những đứa trẻ những năm 90.

“Đồng quê xào xạc” gợi nhớ cho nhiều khán giả nhớ về khung cảnh làng quê Bắc Bộ với những món quà quê mộc mạc và tình người ấm áp

“Đồng quê xào xạc” gợi nhớ cho nhiều khán giả nhớ về khung cảnh làng quê Bắc Bộ với những món quà quê mộc mạc và tình người ấm áp

Trailer: Đang cập nhật

1.12. Đất phương Nam (1997)

Tên phim Đất phương Nam
Năm phát hành 1997
Thể loại Chính kịch
Thời lượng 11 tập, mỗi tập 60 phút
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn
Diễn viên Hùng Thuận, Phùng Ngọc, Thúy Loan, Thanh Điền, Lê Quang, Mạnh Dung, Kiều Oanh
Điểm IMDb/Giải thưởng 9,2/10

“Đất phương Nam” xoay quanh câu chuyện về cuộc sống bình dị của những con người dân quê trong thời chống thực dân Pháp. Bé An (Hùng Thuận) một học sinh 12 tuổi, không may mất mẹ khi đang trên đường đến phương Nam để tìm cha. Từ đó, An sống cuộc đời lưu lạc, gặp đủ những cảnh đời ngang trái nhưng cũng có không ít người tốt giúp đỡ cậu vượt qua khó khăn.

Qua bộ phim, khán giả cũng thấy được những hoàn cảnh khác nhau của người nông từ mất đất, mất mùa, được mùa nhưng lại không được hưởng thành quả. Từ những uất ức, căm phẫn, những người nông dân đã đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi lũ thực dân tàn ác.

“Đất phương Nam” cho thấy những lát cắt trong lịch sử dân tộc thời kháng chiến chống Pháp

“Đất phương Nam” cho thấy những lát cắt trong lịch sử dân tộc thời kháng chiến chống Pháp

Trailer: Đang cập nhật

1.13. Đông Ky ra thành phố (1996)

Tên phim Đông Ky ra thành phố
Năm phát hành 1996
Thể loại Tình cảm
Thời lượng 2 tập, mỗi tập 95 phút
Đạo diễn Khánh Sơn
Diễn viên NSND Trịnh Thịnh, NSƯT Văn Hiệp, NSƯT Phạm Bằng, NSƯT Chí Trung
Điểm IMDb/Giải thưởng n/a

“Đông Ky ra thành phố” xoay quanh hành trình đi lên thành phố của bác Đông Ky (NSND Trịnh Thịnh). Tại đây, người đàn ông thôn quê mộc mạc phải trải qua vô vàn với những tình huống dở khóc dở cười. Qua đó, phim truyền tải một cách nhẹ nhàng, sâu lắng những bài học về tình làng nghĩa xóm, tình người.

“Đông Ky ra thành phố” là hành trình ra phố thú vị của bác Đông Ky

“Đông Ky ra thành phố” là hành trình ra phố thú vị của bác Đông Ky

Trailer: Đang cập nhật

2. Phim lẻ Việt Nam cũ về làng quê

Những bộ phim lẻ Việt Nam về làng quê ngày xưa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, tuy không có những thành tích về doanh thu phòng vé như hiện nay nhưng lại là những tác phẩm có chiều sâu và mang nhiều ý nghĩa.

2.1. Cánh đồng bất tận (2010)

Tên phim Cánh đồng bất tận
Năm phát hành 2010
Thể loại Lãng mạn
Thời lượng 113 phút
Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình
Diễn viên Dustin Nguyễn, Đỗ Thị Hải Yến, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,0/10

“Cánh đồng bất tận” là phim lẻ Việt Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Phim mở đầu với cảnh Sương (Đỗ Thị Hải Yến) bị đánh ghen vì bị cho là đã quyến rũ chồng người khác. Nhờ sự giải cứu của cậu bé Điền (Võ Thanh Hòa) và lòng thương xót của gia đình cậu, Sương được gia nhập vào cuộc sống lênh đênh trên thuyền cùng cả nhà. Tưởng rằng họ từ đó đã có thể nương tựa lẫn nhau nhưng lại vì những mặc cảm cá nhân và hoàn cảnh số phận mà không thực hiện được.

“Cánh đồng bất tận” xuất sắc giành giải “Cánh diều vàng 2010”

“Cánh đồng bất tận” xuất sắc giành giải “Cánh diều vàng 2010”

Trailer:

2.2. Đừng đốt (2009)

Tên phim Đừng đốt
Năm phát hành 2009
Thể loại Lịch sử, Chính kịch
Thời lượng 100 phút
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Diễn viên Minh Hương, Tina Dương, Ben Rindner, Michael Jarmus
Điểm IMDb/Giải thưởng 6,7/10

“Đừng đốt” được chuyển thể từ hai quyển nhật ký cùng tên của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong phim, Thùy Trâm (Minh Hương) là một nữ tri thức gan dạ, nhưng cũng đầy mộng mơ. Trên chiến trường, Đặng Thùy Trâm là điểm tựa cho các chiến sĩ bị thương, cô băng bó, chữa trị cho các chiến sĩ, hát ru bệnh nhân và cả bất lực khi nhìn họ ra đi.

Bộ phim gây ấn tượng với những cảnh bom đạn thời chiến rất chân thực, diễn xuất của Minh Hương thể hiện rất tốt tinh thần của anh hùng Đặng Thùy Trâm. Bộ phim được đánh giá cao bởi giới chuyên môn đánh giá và nhận về nhiều giải thưởng như: giải “Bông Sen Vàng”, “Cánh Diều Vàng”... đồng thời, cũng là tác phẩm phim Việt Nam đăng ký tham dự Oscar lần thứ 82.

“Đừng đốt” là bộ phim đầy cảm hứng về nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã anh dũng chiến đấu vì Tổ quốc

“Đừng đốt” là bộ phim đầy cảm hứng về nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã anh dũng chiến đấu vì Tổ quốc

Trailer:

2.3. Áo lụa Hà Đông (2006)

Tên phim Áo lụa Hà Đông
Năm phát hành 2006
Thể loại Chiến tranh, Chính kịch
Thời lượng 142 phút
Đạo diễn Lưu Huỳnh
Diễn viên Trương Ngọc Ánh, Trần Thiên Tú, Như Quỳnh, Tống Bạch Thủy, NSND Quốc Khánh
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,5/10

“Áo lụa Hà Đông” lấy bối cảnh trước năm 1954, khi cuộc chiến tranh chống Pháp đang dần đi tới hồi kết. Trong giai đoạn đó, đôi vợ chồng Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (NSND Quốc Khánh) theo dòng người di cư vào Nam với hi vọng về một tương lai tươi sáng, tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài lụa Hà Đông.

Diễn xuất nhập vai của hai diễn viên đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả còn tấm áo lụa trắng giống như linh hồn của bộ phim và là biểu tượng cho tâm hồn thanh cao của các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Bộ phim cũng xuất sắc đoạt 5 giải Cánh Diều Vàng ở nhiều hạng mục và trở thành đại diện Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” năm 2007.

“Áo lụa Hà Đông” gây xúc động với sự hy sinh cao cả của người mẹ Việt Nam

“Áo lụa Hà Đông” gây xúc động với sự hy sinh cao cả của người mẹ Việt Nam

Trailer:

2.4. Mùa len trâu (2004)

Tên phim Mùa len trâu
Năm phát hành 2004
Thể loại Tâm lý, Chiến tranh
Thời lượng 102 phút
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Diễn viên Lê Thế Lữ, Kiều Trinh, Kra Zan Sram, Hữu Thành, Trương Văn Bé
Điểm IMDb/Giải thưởng 6,4/10

“Mùa len trâu” là phim Việt Nam miền Tây lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam. Phim xoay quanh cuộc đời vất vả của Kìm (Lê Thế Lữ), người làm nghề len trâu tức là đưa trâu lên vùng cao tìm cỏ mỗi mùa nước lũ. Bộ phim phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền Tây thời kỳ kháng chiến chống Pháp với những cảnh quay đẹp đến nao lòng về miền quê sông nước.

Bộ phim nhận được nhiều phản hồi tốt từ khán giả và nhận được nhiều giải thưởng lớn như Giải Liên hoan phim Việt Nam cho “Đạo diễn xuất sắc nhất” 2007, giải “Bông sen bạc” cho phim điện ảnh xuất sắc nhất 2007, giải “Cánh Diều Vàng Việt Nam” 2005.

“Mùa len trâu” là bộ phim hiếm hoi về vùng quê sông nước của Việt Nam

“Mùa len trâu” là bộ phim hiếm hoi về vùng quê sông nước của Việt Nam

Trailer: Đang cập nhật

2.5. Mùa ổi (2000)

Tên phim Mùa ổi
Năm phát hành 2000
Thể loại Tâm lý
Thời lượng 100 phút
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Diễn viên Bùi Bài Bình, Lan Hương, Phạm Thu Thủy, Lê Thị Hương, Hữu Độ
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,3/10

“Mùa ổi” xoay quanh Hòa (Bùi Bài Bình) chàng trai bị ngã từ trên cao xuống, trí nhớ của cậu từ đó chỉ dừng lại ở tuổi 13. Hòa rất thân thuộc với của các hộ gia đình trong khu tập thể vì luôn giúp đỡ mọi người rất tận tình, đôi khi còn bị xem là chân sai vặt. Chỉ có Thủy (Lan Hương), em gái của Hòa cảm thấy đau xót khi chứng kiến những bất công, phân biệt và hắt hủi mà anh trai đã trải qua.

Tuy hiện lên là một người không bình thường trong mắt người khác nhưng chính Hòa lại là người lưu giữ mãi những kỉ niệm đẹp đẽ về ngôi nhà cũ, nơi chất chứa những kỷ niệm ấm áp của cả gia đình.

“Mùa ổi” là một bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc dựa trên một nguyên mẫu có thật

“Mùa ổi” là một bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc dựa trên một nguyên mẫu có thật

Trailer:

2.6. Bến không chồng (2001)

Tên phim Bến không chồng
Năm phát hành 2001
Thể loại Chính kịch
Thời lượng 90 phút
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh
Diễn viên Lưu Trọng Ninh, Như Quỳnh, Minh Châu, Thúy Hà, Nguyễn Như Quỳnh
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,0/10

“Bến không chồng” được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Dương Hướng. Bộ phim xoay quanh Vạn (Lưu Trọng Ninh), một bộ đội giải ngũ đem lòng yêu Hạnh (Thúy Hà) một góa phụ chồng đã hi sinh trong chiến tranh. Hai người yêu nhau nhưng lại không thể vượt qua những rào cản của xã hội để đến được với nhau.

Đồng thời, đó cũng hoàn cảnh chung của người phụ nữ sau chiến tranh khi những người đàn ông - điểm tựa của gia đình đều xông pha bỏ mạng nơi chiến trường. Còn người phụ nữ thì khao khát yêu thương nhưng không thể thoát khỏi những rèm pha và định kiến của xã hội để có được hạnh phúc riêng cho mình.

“Bến không chồng” là một bộ phim kinh điển về số phận của người phụ nữ sau chiến tranh

“Bến không chồng” là một bộ phim kinh điển về số phận của người phụ nữ sau chiến tranh

Trailer: Đang cập nhật

2.7. Mùi đu đủ xanh (1993)

Tên phim Mùi đu đủ xanh
Năm phát hành 1993
Thể loại Lãng mạn, Ca nhạc
Thời lượng 104 phút
Đạo diễn Trần Anh Hùng
Diễn viên Trần Nữ Yên Khê, Lư Mẫn San, Trương Thị Lộc, Ánh Hoa, Vương Hoa Hội
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,3/10

“Mùi đu đủ xanh” xoay quanh Mùi (Trần Nữ Yên Khê) - cô gái làm thuê tại một gia đình buôn vải những năm 1950. Sau 10 năm, Mùi chuyển đến làm giúp việc cho nhà một nghệ sĩ dương cầm tên Khuyến (Vương Hoa Hội). Tại đây, cô gái trẻ đã có những rung động đầu tiên và sau nhiều chuyện, Mùi đã có được tình yêu của cuộc đời và trở thành vợ Khuyến.

Bộ phim là một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng mang nhiều lớp nghĩa được lồng ghép trong những phân cảnh và tuyến nhân vật. “Mùi đu đủ xanh” cũng là đại diện Việt Nam tham gia Oscar năm 1993 và là một trong 5 đề cử tốt nhất cho giải thưởng danh giá này.

“Mùi đu đủ xanh” mang đến hình ảnh Việt Nam qua những góc nhỏ bình dị

“Mùi đu đủ xanh” mang đến hình ảnh Việt Nam qua những góc nhỏ bình dị

Trailer:

Xem phim: Mùi đu đủ xanh

2.8. Tướng về hưu (1988)

Tên phim Tướng về hưu
Năm phát hành 1988
Thể loại Tâm lý xã hội
Thời lượng 87 phút
Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, Phó Bá Nam, Nguyễn Thanh Vân
Diễn viên Mạnh Linh, Hoàng Cúc, Trần Hạnh, Đoàn Anh Thắng, Văn Toản, Thu An, Hoàng Dũng
Điểm IMDb/Giải thưởng n/a

Được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu” xoay quanh ông Thuấn - người dành cả đời chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước. Khi hòa bình lặp lại cũng là lúc ông được an hưởng tuổi già. Thế nhưng ông hoàn toàn lạc lõng khi những giá trị về đạo đức bấy lâu đang có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Gia đình ông Thuấn cũng như bao gia đình khác đều đang có nguy cơ bị đồng tiền chi phối trong các mối quan hệ.

“Tướng về hưu” phản ánh một giai đoạn chuyển giao trong nhận thức của người Việt sau chiến tranh

“Tướng về hưu” phản ánh một giai đoạn chuyển giao trong nhận thức của người Việt sau chiến tranh

Trailer: Đang cập nhật

2.9. Thằng Bờm (1987)

Tên phim Thằng Bờm
Năm phát hành 1987
Thể loại Hài hước
Thời lượng 90 phút
Đạo diễn Lê Đức Tiến
Diễn viên Nguyễn Hoàng Hiệp, Lê Vân, Trịnh Thịnh, Trọng Phan, Trần Tiến
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,0/10

“Thằng Bờm” xoay quanh số phận của Bờm (Nguyễn Hoàng Hiệp) - chàng trai ngây ngô, luôn nghĩ tới những điều tốt. Tuy ngây ngốc nhưng Bờm lại có được một cô vợ xinh đẹp và thông minh. Bờm cũng rất chăm học hỏi từ học bố đến ông nội rồi học cả vợ nhưng cũng chẳng có hy vọng.

“Thằng Bờm” đem đến qua những tình huống hài hước khiến khán giả cười sảng khoái nhưng lại cũng khiến người ta suy ngẫm về những trò đùa vô hại vẫn đang diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống của chúng ta.

“Thằng Bờm” phim Việt Nam về làng quê cũ đến nay vẫn đem đến nhiều tiếng cười cho khán giả

“Thằng Bờm” phim Việt Nam về làng quê cũ đến nay vẫn đem đến nhiều tiếng cười cho khán giả

Trailer: Đang cập nhật

2.10. Bao giờ cho đến tháng 10 (1984)

Tên phim Bao giờ cho đến tháng 10
Năm phát hành 1984
Thể loại Tâm lý
Thời lượng 82 phút
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Diễn viên Lê Vân, Lại Phú Cường, Đặng Lưu Việt Bảo, Nguyễn Hữu Mười, Trịnh Phong
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,7/10

“Bao giờ cho đến tháng 10” xoay quanh những diễn biến tâm trạng của Duyên (Lê Vân) khi biết tin người chồng đã hy sinh trên chiến trường nhưng lại chọn không thông báo cho gia đình để bảo vệ bố chồng, người đang bệnh tật, khỏi nỗi đau mất con. Để giấu chuyện, cô đã nhờ thầy giáo Nam viết hộ những bức thư như khi chồng còn sống vẫn gửi về cho gia đình.

Chỉ đến khi, người bố chồng cảm thấy không thể sống được bao lâu nữa và muốn gọi con trai về gặp mặt lần cuối thì chuyện chồng mất mới không thể giấu được nữa. Bộ phim mang ý nghĩa sâu sắc về nỗi đau chiến tranh và là đóng góp quan trọng cho điện ảnh nước nhà. “Bao giờ cho đến tháng 10” cũng lọt top 18 phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại của đài truyền hình CNN và giành nhiều giải thưởng ở trong nước và quốc tế.

Bộ phim cho thấy nỗi đau chiến tranh không khốc liệt như trên chiến trường mà âm ỉ từ phía hậu phương

Bộ phim cho thấy nỗi đau chiến tranh không khốc liệt như trên chiến trường mà âm ỉ từ phía hậu phương

Trailer: Đang cập nhật

2.11. Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)

Tên phim Làng Vũ Đại ngày ấy
Năm phát hành 1982
Thể loại Chính kịch
Thời lượng 72 phút
Đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa
Diễn viên Hữu Mười, NSND Bùi Cường, NSƯT Đức Lưu, Kim Lân, Mai Châu, Quách Thị Hồ
Điểm IMDb/Giải thưởng 8,5/10

“Làng Vũ Đại ngày ấy” đã khắc họa cuộc sống nông thôn Việt Nam dưới hình thái xã hội phong kiến, nửa thuộc địa trước Cách mạng Tháng Tám. Phim lấy cảm hứng từ ba truyện ngắn “Sống mòn”, “Chí Phèo” và “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao và đã phản ánh những mâu thuẫn giai cấp gay gắt bên cạnh số phận khắc khổ của những nhân vật Chí Phèo (Bùi Cường), Thị Nở (Đức Lưu), Lão Hạc (Kim Lân)...

Đây là một bộ phim kinh điển của Việt Nam thế kỷ 20, đồng thời, đạo diễn Phạm Văn Khoa cũng gây đột phá màn ảnh Việt với những cảnh quay táo bạo mà không mấy đạo diễn dám thực hiện vào thời điểm đó.

Sau nhiều năm bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” vẫn để lại trong trí nhớ của khán giả những ấn tượng khó phai

Sau nhiều năm bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” vẫn để lại trong trí nhớ của khán giả những ấn tượng khó phai

Trailer:

2.12. Chị Dậu (1980)

Tên phim Chị Dậu
Năm phát hành 1980
Thể loại Cách mạng
Thời lượng 72 phút
Đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa
Diễn viên NSƯT Lê Vân, Nguyễn Anh Thái, Nguyễn Tuân, Kim Lân
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,6/10

Được chuyển thể từ tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chị Dậu” phản ánh thực trạng sưu thuế vô cùng khắt khe trước Cách mạng tháng Tám. Chị Dậu vì quá túng quẫn đã phải bán con, bán chó để lấy tiền đóng sưu cho chồng là hình ảnh đã mang tính biểu tượng. Nó nhắc nhớ về một thời kỳ đất nước vô cùng khổ cực dưới ách thống trị của bọn thực dân xâm lược.

“Chị Dậu” là tác phẩm điện ảnh khắc họa cuộc sống của những tầng lớp khác nhau ở nông thôn thời kỳ trước 1945. Đây cũng là một trong những bộ phim nông thôn Việt Nam cũ có đóng góp to lớn vào điện ảnh nước nhà thời kỳ đó.

“Chị Dậu” khắc khoải cuộc sống khổ cực vì sưu thuế của người nông dân trước Cách mạng tháng 8

“Chị Dậu” khắc khoải cuộc sống khổ cực vì sưu thuế của người nông dân trước Cách mạng tháng 8

Trailer: Đang cập nhật

2.13. Cánh đồng hoang (1979)

Tên phim Cánh đồng hoang
Năm phát hành 1979
Thể loại Chiến tranh, Chính kịch
Thời lượng 95 phút
Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến
Diễn viên Lâm Tới, Nguyễn Hồng Thuận, Nguyễn Thúy An, Robert Hải, Xuân Đế
Điểm IMDb/Giải thưởng 7,1/10

“Cánh đồng hoang” lấy bối cảnh tại Đồng Tháp Mười trong thời kỳ đấu tranh Giải phóng miền Nam Việt Nam. Phim xoay quanh gia đình Ba Đô sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước và có nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Trong một trận càn, Ba Đô đã bị trực thăng địch bắn trúng. Vợ anh, vì trả thù đã đuổi theo đội du kích và bắn rơi chiếc trực thăng đó. Bộ phim đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình quay phim nhưng bằng sự đam mê và nhiệt huyết, “Cánh đồng hoang” đã trở thành một bộ phim kinh điển về người dân Việt Nam những ngày gian khó.

“Cánh đồng hoang” là bộ phim mang nhiều ý nghĩa lịch sử của Việt Nam và điện ảnh nước nhà

“Cánh đồng hoang” là bộ phim mang nhiều ý nghĩa lịch sử của Việt Nam và điện ảnh nước nhà

Trailer: Đang cập nhật

Tuy những bộ phim Việt Nam cũ về làng quê mà MyTV giới thiệu ở trên được thể hiện theo những cách khác nhau, khai thác đa dạng khía cạnh của người dân chân chất, thật thà nước ta ngày trước nhưng chúng đều là những thước phim quý giá, phản ánh một phần lịch sử dân tộc và tâm lý con người thời kỳ đó. Bên cạnh những đóng góp về mặt nghệ thuật, những tác phẩm cũng truyền tải nhiều lớp ý nghĩa sâu sắc và nhân văn, giúp thế hệ ngày nay, khi xem lại, không khỏi tự hào và xúc động.

Ngày viết bài: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: Đang cập nhật

Chia sẻ
Không có kết nối mạng

Đường truyền internet của bạn đang mất kết nối, vui lòng thử lại.